Sự thông tuệ không thể có được đơn giản qua việc mua chứng chỉ các khoá học hay có những bằng cấp. Sự thật là, sự thông tuệ là một quá trình chuyển hoá và phát triển bản thân đến từ bên trong.
Cũng như những cấu trúc tế bào của cơ thể một người phụ nữ khi chuyển hoá để trở thành một người mẹ, một người thầy phải trải qua quá trình tương tự của sự thay đổi và trưởng thành. Quá trình này mang đến sự tăng trưởng tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc, không chỉ dành cho các con trẻ mà còn dành cho tất cả mọi người.
Trong khi một khoá học có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng, nó vẫn không thể giúp một người trở thành một vị thầy. Một vị thầy được hình thành bởi tầm nhìn và trực giác, và khả năng hiện thực hóa tầm nhìn đó một cách tự nhiên, phi nỗ lực của họ.
Điều này là do vị thầy đó làm việc từ tận linh hồn và tinh thần của mình. Trí tuệ của họ được phản chiếu trong tính chính trực và chân thật trong cuộc sống, hơn là trong những bằng cấp.
Về bản chất, sự thông tuệ đích thực không liên quan đến việc có được những chứng chỉ hoặc tham gia những khóa học, mà là kết quả của quá trình tự phát triển, chuyển hoá bản thân và chạm vào linh hồn, trí tuệ bên trong.
Hành trình của sự làm chủ chính mình:
Quá trình để có được trí tuệ tự thân là một chặng đường thử thách nhưng cũng đầy phần thưởng để hướng đến sự hoàn thiện bản thân và chạm tới tiềm năng tối thượng của một người. Sau đây là một vài thử thách mà một người có thể đối mặt trong hành trình này:
1. Vượt qua những niềm tin giới hạn: tự ám thị những tiêu cực và niềm tin giới hạn có thể giữ chân và ngăn chặn chúng ta đến với những tiềm năng của mình. Trí tuệ tự thân yêu cầu ta nhận ra và thử thách những niềm tin giới hạn này.
2. Phát triển sự tự nhận thức: Sự tự nhận thức liên quan đến việc hiểu sâu sắc điểm mạnh, hạn chế, giá trị và động lực của một người. Điều này giúp họ đưa ra quyết định khôn ngoan hơn và đạt được mục tiêu của họ.
3. Quản lý cảm xúc: Trí thông minh cảm xúc và tính kiên cường chủ yếu dựa vào việc quản lý cảm xúc hiệu quả và không bị kiểm soát bởi chúng. Một vị thầy phải học cách quản lý những cảm xúc của họ trong sự tỉnh thức.
4. Vượt qua nỗi sợ và sự nghi ngờ bản thân: Nỗi sợ và sự nghi ngờ bản thân có thể là những rào cản chính của sự tự phát triển và sự thông thái của chính mình. Một người phải học cách xác định và vượt qua những nỗi sợ để đạt được tiềm năng tối cao của mình.
5. Đón nhận những thất bại và học hỏi từ nó: Thất bại là hành trình không thể thiếu hướng tới trí tuệ. Một vị thầy phải biết đón nhận thất bại và nhìn nó như là cơ hội cho sự hoàn thiện và học hỏi.
6. Duy trì kỷ luật và sự tập trung: kỷ luật và sự tập trung là cần thiết để giữ cam kết cho mục tiêu và hướng tới việc lớn mạnh và phát triển.
7. Dựng xây những mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau: Một vị thầy phải có những mối quan hệ mang tính chất hỗ trợ với những người khác, những người có thể đem tới sự động viên và hướng dẫn trên hành trình.
8. Luôn giữ tâm thế không ngừng phát triển, sẵn sàng để học hỏi không ngừng là điều cốt lõi trong trí tuệ tự thân.
Những thử thách này đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, kiên định và cam kết, và một khi vượt qua chúng thì sẽ có sự phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Quá trình của trí tuệ tự thân là một hành trình suốt cả cuộc đời, và một người phải được chuẩn bị để đối mặt với những thử thách mới và tiếp tục phát triển để chạm tới tiềm năng tối đa của mình.
Tại sao một vị thầy không cần sự công nhận cho việc thực hiện hoá những tầm nhìn:
Một vị thầy không cần thiết sự chấp thuận hoặc sự phê chuẩn bên ngoài cho việc thực hiện hoá những tầm nhìn của họ bởi một vị thầy luôn vận hành từ trí tuệ và trực giác bên trong và luôn tự tin với khả năng của chính họ để đem những ý tưởng trở thành hiện thực. Thêm vào đó một vị thầy không bị giới hạn bởi các yếu tố bên ngoài như ý kiến của người khác hoặc việc thiếu thốn nguồn lực. Họ có thể tìm được những giải pháp sáng tạo và tạo ra sự thích nghi cần thiết để thực hiện ý tưởng.
Rốt cuộc, một vị thầy được điều hướng bởi chính mục đích và niềm đam mê của họ, họ không để cho những yếu tố bên ngoài ngăn cản họ khỏi nhiệm vụ của chính mình. Họ có thể tập trung và cam kết cho tầm nhìn của mình, thậm chí là đối mặt với những xung đột hoặc thử thách.
Điều này là rất quan trọng để lưu ý, tuy nhiên, khi một vị thầy có thể không cần thiết được chứng nhận hoặc phê chuẩn từ bên ngoài họ vẫn có thể đạt được những lợi lạc từ sự hợp tác và hỗ trợ bởi người khác. Một vị thầy có thể tạo ra sự hợp tác chất lượng để giúp họ hiện thực hoá ý tưởng và tăng cường sự ảnh hưởng của họ.
Nghệ thuật của sự hợp tác, cách một vị thầy hợp tác.
Một vị thầy hiểu được nghệ thuật của việc hợp tác và nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc đạt sự thành công và chạm tới tiềm năng cao nhất của họ. Những công việc của họ với người khác được thực hiện theo cách vượt qua những định kiến và đánh giá, đối xử tôn trọng và công bằng với tất cả mọi người.
Một vị thầy biết rằng mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng và bằng cách làm việc cùng với nhau, họ có thể đem lại những điều tốt cho mỗi người. Họ đón nhận những sự khác biệt, nhận ra rằng sự đa dạng của suy nghĩ và kinh nghiệm sẽ đưa tới những giải pháp sáng tạo và những ý tưởng đột phá. Một vị thầy biết cách hợp tác là một người cởi mở và biết cách chung sức, kiếm tìm để hiểu về những tầm nhìn và mục đích của người khác và kết hợp tầm nhìn của chính họ với đội nhóm. Họ lắng nghe thật sự, đưa ra những lời góp ý mang tính xây dựng và khuyến khích sự giao tiếp cởi mở, kiến tạo môi trường của niềm tin và sự cộng hưởng . Hơn thế nữa, một người thầy hiểu rằng sự chung sức không chỉ là làm việc với người khác mà còn là sự phát triển vì con người. Qua việc làm việc với người khác họ được mở rộng những viễn cảnh mới và họ liên tục học hỏi và phát triển. Họ có thể nhìn sự cộng tác như cơ hội để xây dựng mạng lưới mối quan hệ và niềm tin, là điều cần thiết cho sự thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn công việc.
Kết luận, một vị thầy biết cộng tác với một tinh thần rộng lượng và sẵn sàng làm việc với người khác để đạt được mục đích chung. Bởi việc nhận ra tầm quan trọng của cộng tác và đón nhận nó với một tâm trí và trái tim rộng mở, họ có thể kiến tạo những thành công rực rỡ hơn và đạt được những tiềm năng vô hạn.


Làm sao để nhận ra một vị thầy và làm cách nào để tìm ra vị thầy của chính bạn.
Nhận ra một vị thầy có thể khó khăn, vì sự thông tuệ không phải là một điều được công nhận bởi yếu tố bên ngoài như bằng cấp hoặc giải thưởng.
Một vị thầy là người đạt được những kỹ năng và kiến thức, trí tuệ bậc cao trong lĩnh vực mà họ đã chọn, đồng thời họ cũng thấu hiểu sâu sắc về chính họ về thế giới xung quanh.
Để nhận ra một vị thầy hãy kiếm tìm những đặc điểm sau:
1. Có chuyên môn và chất lượng cao trong công việc
2. Tự nhận thức và phát triển bản thân
3. Trí thông minh cảm xúc và quản lý được cảm xúc
4. Không sợ hãi và luôn đón nhận thử thách
5. Tập trung và kỷ luật
6. Có những mối quan hệ và sự hợp tác chất lượng
7. Có tư duy phát triển và luôn khao khát học hỏi
Để trở thành một vị thầy hãy xác nhận lĩnh vực bạn mong muốn, học hỏi từ chuyên gia, quan sát công trình của họ, tìm kiếm cơ hội để được hướng dẫn và trau dồi những chất lượng cần đạt được.
Tìm hiểu về Master Oneness
Master Oneness là thiền sư, bậc thầy nghệ thuật chuyển hóa. Thông qua quá trình thực hành tĩnh lặng 365 ngày, thầy quyết định mỗi ngày sẽ gửi đến bạn những thông điệp thiêng liêng.
Đây là giai đoạn thầy sẽ chuẩn bị cho hành trình lan tỏa lối sống tỉnh thức một cách độc đáo, hấp dẫn thông qua việc viết sách và đặc biệt là nghệ thuật thứ 7.
Tất cả các chương trình sắp tới bạn sẽ kết nối về mặt năng lượng với thầy thông qua sự hiện diện của thầy và đón nhận những thông điệp từ thầy. (Thầy sẽ viết thông điệp mỗi ngày và đội ngũ sẽ truyền tải trực tiếp đến bạn).
1 bình luận về “Tính chính trực quyết định sự thông tuệ đích thực mà không phải do bằng cấp – Thông Điệp Ngày 88 từ Master Oneness”
Để trở thành vị Thầy hãy xác định lĩnh vực bạn mong muốn.. cảm ơn những lời gợi nhắc của Master Oneness ?