Master Oneness thông qua quá trình thực hành tĩnh lặng gửi đến bạn những thông điệp thiêng liêng.
Những thói quen nhỏ nhặt sẽ ảnh hưởng tới bức tranh lớn
Bạn đã bao giờ phản chiếu một cách thành thật, tự đặt câu hỏi tại sao bạn lại luôn bị cuốn vào cùng một kiểu thực tại không cần thiết chưa? Những thứ không cần thiết là những thứ cực kỳ hút thời gian.
Hãy hình dung về một công ty mới thành lập, Jessica và John làm việc trong đó.
Tất cả các nhân viên đều mới đến công ty này và họ có một số vấn đề rất thực tế về quản lý thời gian và khối lượng công việc.
Công việc bạn làm không phải là việc cá nhân. Công việc của mọi người luôn có tính kết nối với nhau.
John là một chàng trai rất nhanh nhẹn. Anh ấy muốn hoàn thành công việc nhàm chán của mình nhanh hơn và thích dành thời gian thư giãn trong những trò tiêu khiển yêu thích. Đây là thói quen của John từ khi còn học đại học. Nhưng trong giờ làm, John luôn phải chờ đợi để được phê duyệt, hoặc anh thường xuyên không thể liên lạc với một số đồng đội. Anh ấy biết rằng công việc nhỏ này vốn không cần phải tốn quá nhiều thời gian đến thế.
Jessica yêu thích công việc của mình, nhưng nhiệm vụ của cô ấy thường xuyên chồng chéo lên nhau khiến cô phải làm việc quá sức. Do tính hay quên nên cô phải liên tục xin lỗi.
Trong có một tháng mà cô ấy nói hàng tá lời xin lỗi với đồng đội, điều đó thực sự làm mất thời gian của Johns.
Bây giờ hãy nghĩ xem John và Jessica cần phải làm gì trong tình huống này. Nếu bạn có câu trả lời cho điều đó, bạn sẽ có câu trả lời cho tất cả những thử thách mà bạn đang đối mặt trong cuộc sống. Khi đã tìm thấy câu trả lời, hãy phát triển nó thành thói quen lành mạnh hàng ngày của bạn và phát triển thói quen này từ trong ra ngoài.
Cấp độ vi mô là mạnh mẽ; giống như virus COVID, nó rất vi mô, nhưng nó đã tạo ra một thảm họa lớn.
Một người thiếu hiểu biết nghĩ rằng anh ta không gặp thử thách vì anh ta nghĩ đó là vấn đề của người khác chứ không phải của chính mình. Một tâm trí nghèo nàn sẽ luôn cho rằng nó không thể xử lý thử thách này hay thử thách kia. Đừng tiếp tục ngu dốt với một tâm trí nghèo nàn , hãy trở thành một người chính trực.
Những vấn đề không cần thiết không chỉ xảy ra trong không gian làm việc mà còn trong cuộc sống cá nhân. Có thể cha mẹ sẽ thúc ép bạn để khiến gia đình tự hào hay mong đợi sự hoàn hảo và chu đáo hơn từ bạn. Họ luôn nói về những vấn đề giống nhau và cùng một vở kịch. Tất cả những điều này có thể khiến bạn khó chịu đến mức không thể tìm thấy sự bình yên trong ngôi nhà của mình.
Khi bạn thấy hối tiếc nhiều lần,
Khi bạn cảm thấy mình không thể làm những gì mình muốn,
Bạn đang vội vã vì thiếu thời gian.
Hoặc bạn lười biếng và trì hoãn
Vì tất cả điều này, bạn không dễ dàng bắt kịp với thế giới và không thể hiện thực hóa nhanh chóng. Bạn hay bị vướng vào các rắc rối trong giao tiếp và các vấn đề tình cảm. Rất nhiều tranh luận và thảo luận, nhưng vẫn không đạt năng suất. Đây là tất cả những điều không cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là khi bạn ở trong những tình huống kiểu này. Nếu không đủ tỉnh thức, bạn sẽ trở nên choáng ngợp và thất vọng. Điều đó khiến bạn mệt mỏi với công việc và trách nhiệm với gia đình.
Nhiều người không có bất kỳ ý tưởng nào, ngay cả khi họ muốn thoát khỏi tình trạng cạn kiệt thời gian.

Chắc chắn rằng nếu không tìm ra nguyên nhân gốc rễ, họ sẽ tiếp tục sống chung với bi kịch đó.
Cuộc sống không nên là một vở bi kịch, cuộc sống là sự nuôi dưỡng. Bi kịch chỉ nên có trong phim ảnh mà thôi.
Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa khiến bạn vướng vào những tình huống không đáng có?
Nền tảng ở đây là bạn chưa khôn ngoan trong giao tiếp. Bạn đã không tạo mệnh lệnh thích hợp cho hành động bởi bạn không chú ý đến những chi tiết nhỏ.
Tất cả những thói quen vi mô cá nhân đều ảnh hưởng đến việc giao tiếp lành mạnh của bạn.
Hầu như bạn luôn có những thói quen khác nhau, khi ở một mình với lúc giao tiếp xã hội.
Ví dụ, khi ở một mình, bạn không giữ mọi thứ sạch sẽ. Tại sao?
Bởi sẽ không ai nhìn thấy hoặc đánh giá bạn. Chỉ có mỗi bạn thôi. Sẽ không sao với việc trì hoãn. Nhưng trong xã hội, bạn luôn cố gắng ra vẻ ngoan ngoãn sạch đẹp, nhưng bằng cách nào đó, bạn không thể duy trì chúng theo tiêu chuẩn của một địa điểm hoặc theo yêu cầu của hệ thống. Đơn giản là bởi bạn có quá nhiều khác biệt khi ở một mình và khi ở trong hệ thống.
Vì vậy, thói quen vi mô cá nhân và thói quen vô thức của bạn cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng đội nhóm và xã hội hóa của bạn.
Nó có thể liên quan đến sự sạch sẽ, sống chánh niệm và quan tâm đến hạnh phúc. Mọi liên hệ cá nhân có thể trở nên bất cứ điều gì liên quan đến cuộc sống của bạn.
Bạn có thói quen quên chìa khóa và luôn tìm kiếm chúng trước khi rời khỏi nhà. Nó xảy ra không phải một lần mà hàng chục lần, tuy nhiên, bạn không bao giờ phải đặt câu hỏi về việc phá vỡ khuôn mẫu để sắp xếp đồ đạc của mình và tạo ra một hệ thống để giữ những thứ chung đặc tính ở cùng một vị trí. Đây là việc nhỏ, sẽ chẳng ai thắc mắc, nhưng nếu bạn không sửa những thói quen nhỏ, chúng sẽ tác động đến việc giao tiếp và quản lý công việc bằng cách hút cạn thời gian quý báu của bạn.
Mỗi người đều có những thói quen vô thức.
Lúc ở một mình, họ không bận tâm. Nhưng trong giao tiếp xã hội, dù họ cố gắng hết sức mình đi chăng nữa cũng sẽ không hiệu quả. Họ sẽ chịu rất nhiều áp lực để duy trì mọi thứ.
Đó cũng là lý do tại sao bạn cảm thấy mình không thuộc về một hệ thống hay một cộng đồng nào đó. Vì thói quen cá nhân của bạn khác với thói quen hay chuẩn mực của cộng đồng. Đó là lý do tại sao thậm chí bạn cảm thấy mình không thể ở bên cha mẹ, người thân, vợ hoặc chồng của mình.
Tất cả những điều này, nguyên nhân sâu xa là do tiềm thức của bạn và những thói quen vi mô mà bạn không bao giờ quan tâm đến việc giải quyết chúng cũng như không nhìn thấy và liên hệ với cách những thói quen vi mô này có thể tác động đến bức tranh lớn hơn trong đời.
Vì vậy, bạn nên có một hệ thống kỷ luật ngay cả khi bạn đang ở một mình và hãy duy trì nó theo cách bạn cần để giao tiếp xã hội. Một khi phát hiện bất kỳ thói quen vi mô nào của mình và cách những thói quen đó ảnh hưởng đến những kết nối xã hội,
bạn hãy ngay lập tức thay đổi chúng. Khi ấy, bạn sẽ không cảm thấy căng thẳng trong không gian làm việc hay khi giao tiếp xã hội.
Những điều nhỏ nhặt là những viên gạch trong ngôi nhà lớn của bạn. Vì vậy, bạn phải biết loại gạch bạn đang sử dụng, nếu không, ngôi nhà có thể sụp đổ.
Vì vậy, cách bạn ăn, ngủ, đi lại, cảm nhận, suy nghĩ, nói chuyện, hành động, chi tiêu và tự cam kết, v.v. Mọi thứ sẽ tác động đến bức tranh lớn của bạn.
Có chất lượng và sâu sắc trong việc sử dụng (thời gian) cá nhân. Không có gì trên thế giới này làm cho bạn căng thẳng.
Nếu bạn muốn quy trình làm việc, trách nhiệm gia đình và quản lý tài chính của mình trở nên dễ dàng, bạn cần phải làm việc với những thứ vi mô của mình. Những thói quen vi mô của bạn nên có sự tương thích với bức tranh lớn (Sống đời trọn vẹn).
1 bình luận về “Sức mạnh của thói quen nhỏ từ thông điệp ngày 54 của Master Oneness”
Chúng ta thường chú ý đến những vĩ mô, vi mô là những gì khó thấy.
Cách ăn, ngủ, đi lại, cảm nhận, suy nghĩ, nói chuyện, hành động, chi tiêu và tự cam kết, v.v. thường là thói quen lặp đi lặp lại và chúng ta không cảm thấy phiền với thói quen nhưng lại cảm thấy phiền khi thiền.