“Các vị thầy và thiền sinh đừng bao giờ để những khái niệm và nghi lễ làm chủ sự nhìn nhận đúng đắn của mình”.

Tại Himalaya, Mặt Trời chính là vị thần.
Ở sa mạc, cơn mưa là vị thần. Như vậy, chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ điều gì thì đó chính là vị thần của chúng ta. Chúng ta biết ơn và tôn kính vị thần của mình. Chúng ta dùng trí tưởng tượng để tạo nên một hình ảnh biểu tượng cho vị thần. Sau đó vị thần sẽ được đặt vào các đền thờ. Để rồi, những khi chúng ta thấy bế tắc và đau khổ, chúng ta vào đền thờ để cầu xin được giúp đỡ.
Sự giúp đỡ nhận được có khi là một điều kỳ diệu nào đó hoặc có khi là một thông điệp gợi nhắc. Đó là lý do vì sao mỗi khi chúng ta vào chùa chiền hay đền thờ thì cảm thấy an vui hơn.
Như vậy, bản chất của thần thánh chính là sự giúp đỡ. Còn tín đồ của thần này hay thánh kia chính là khái niệm của con người. Khái niệm thì không phải là sự thật nguyên bản. Nó là biểu hiện bên ngoài, là sản phẩm của trí não con người. Các vị thầy và thiền sinh đừng bao giờ để những khái niệm và nghi lễ làm chủ sự nhìn nhận đúng đắn của mình.
“Bản chất của thần thánh chính là sự giúp đỡ. Còn tín đồ của thần này hay thánh kia chính là khái niệm của con người. Khái niệm thì không phải là sự thật nguyên bản. Nó là biểu hiện bên ngoài, là sản phẩm của trí não con người”
Nếu quan sát tiếp, với điều kiện thời tiết của Himalaya, mặt trời đến làm chúng ta cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Chúng ta cảm nhận vị thần đang che chở cho mình. Còn ngược lại thì sao? Nếu có cơn mưa đến bây giờ ắt hẳn chúng ta sẽ mệt mỏi và khó chịu lắm. Chúng ta sẽ cảm nhận cơn mưa như kẻ thù của mình. Tương tự với hoàn cảnh ngược lại, mặt trời trong sa mạc lại là kẻ thù.
Như vậy, thần hay kẻ thù chỉ thay đổi theo hoàn cảnh. Khi ai không hiểu rõ tính vô thường này thì họ sẽ cho rằng cái gì cũng tồn tại mãi mãi. Và rồi, họ lúc nào cũng chứng minh thần của họ hay vị thầy họ đang theo là tốt nhất.

Việc làm này khiến họ tích lũy một nghiệp. Đó là nghiệp không thấy được mọi thứ như vốn có!
“Thần hay kẻ thù chỉ thay đổi theo hoàn cảnh. Khi ai không hiểu rõ tính vô thường này thì họ sẽ cho rằng cái gì cũng tồn tại mãi mãi. Và rồi, họ lúc nào cũng chứng minh thần của họ hay vị thầy họ đang theo là tốt nhất. Việc làm này khiến họ tích lũy một nghiệp. Đó là nghiệp không thấy được mọi thứ như vốn có!”
Khi đã mất thời gian vào việc chứng minh thì sẽ không còn tâm trí để khám phá cuộc sống. Cuộc sống này chính dòng chảy kỳ diệu mà vũ trụ đã ban tặng. Từ những điều dơ bẩn nhất đến những điều thiêng liêng nhất đều xứng đáng được khám phá. Vì chúng đều chứa đựng những bài học và thông điệp sâu sắc.
Khi ai đó nghĩ rằng mình có năng lực tâm linh cao thì cũng ngay lúc đó tâm thức họ đã có những đám mây che mờ. Họ sẽ đưa ra đánh giá một cách vô thức, nói một cách vô thức và làm những hành động vô thức.
Khi chúng ta đưa ra đánh giá với bất kỳ ai, chúng ta sẽ phải có trách nhiệm với những đánh giá đó. Khi đó chúng ta kẹt lại trong nghiệp của chính mình. Chúng ta sẽ chậm tăng trưởng tâm linh. Còn cảm xúc thì lên xuống thất thường. Không còn nhìn mọi thứ bình đẳng và khách quan.
Vậy làm thế nào để tăng trưởng tâm linh?
- Tĩnh lặng quan sát nhiều hơn.
- Không chạy theo vị thần hay vị thầy nào cũng như không khó chịu, oán ghét kẻ thù.
Bởi vì:
- Hòa bình đến từ sự bình đẳng, khách quan trong nhìn nhận từ chính mình. Không phải đến từ môi trường bên ngoài.
- Càng tĩnh lặng sẽ càng bình yên.
- Càng bình yên sẽ càng thu hút nhiều thịnh vượng.
Vậy còn hình ảnh một vị thầy tâm linh đúng đắn là như thế nào?
Thực hành tâm linh không chỉ có hai màu trắng và đen. Thực hành tâm linh phải đa màu sắc như quang phổ ánh sáng. Nó phức tạp đến mức không thể hiểu bằng khái niệm. Cho nên không thể đánh giá vị thầy thì phải thế này và phải thế kia.
Chúng ta luôn gặp vấn đề, đó là luôn tạo ra một hình ảnh. Ví dụ như: vợ thì phải thế này, người lãnh đạo thì cần phải thế kia. Vì luôn cố gắng nhìn mọi thứ bằng một hình ảnh nên chúng ta không thể thấy cả dãy quang phổ.
Không nên gán một hình ảnh cho bất kỳ ai. Kể cả những vị thầy!
Con người nguyên bản thì hành động nguyên bản. Hành động nguyên bản là hành động tỉnh thức, đúng đắn và phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng tiếp xúc.

Hãy trở thành một vị thầy chính trực của chính mình!
Bằng cách:
- Luôn đón nhận thách thức để nhìn nhận đúng sự thật.
- Nuôi dưỡng phẩm chất chính trực từ suy nghĩ đến hành động và lời nói. Tất nhiên là kể cả những thực hành tâm linh.
- Thường xuyên phản ánh sự thật thay vì những khái niệm giáo điều. Nếu theo đuổi khái niệm, chúng ta sẽ mắc kẹt với các fan theo đuổi và đánh mất tính quân bình và sự tự do của chính mình.
- Khi cần thiết thì đưa ra lời gợi nhắc thay cho áp đặt.
Cảm ơn bạn đã đọc chia sẻ thông tuệ của Master tại hành trình Retreat Himalaya 14 ngày.
Tìm hiểu thông tin về Thầy Master Oneness TẠI ĐÂY