Làm thế nào để bạn tin tưởng chính mình?
Thực sự thì “bản thân” là gì?
“Bản thân” là một hệ thống và cơ chế phức tạp. Nó cần phải được phân tách hết sức tinh tế để hiểu được ý nghĩa thực sự của hai từ “bản thân”. Khi bạn nhận ra chính mình, bạn có thể tin tưởng chính mình.
Vậy chứ thực chất Xe ô tô là gì?
Điện thoại di động là gì?
Khi nghĩ về ô tô, bạn sẽ có cảm giác ô tô là thứ giúp bạn có những chuyến đi và du lịch, còn phương tiện di động cho phép việc liên lạc.
Phân tách từng chi tiết, chiếc xe thực sự là gì khi ấy?
Có bao nhiêu bộ phận và cơ chế hoạt động cùng nhau trong xe.
Động cơ, trục, phanh, bộ tản nhiệt, hộp số, bộ lọc không khí, thép, v.v…
Hàng trăm bộ phận mà không có chúng thì không có cách nào để có chiếc xe để lái.
Bạn cần lắp ráp tất cả các bộ phận vào đúng vị trí để sản phẩm phát huy tác dụng. Điện thoại di động cũng cần phải lắp ráp tất cả các bộ phận để trở thành một phương tiện liên lạc.
Nhưng chỉ chiếc điện thoại di động không thôi thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó không sử dụng nó một cách hiệu quả.
Chiếc xe cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không có tài xế lái nó.
Quay lại với “bản thân”, bạn có một cơ thể chứa tế bào, bộ gen, mô, cơ quan, tim, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ sinh sản…
Cùng với cơ thể, còn có tinh thần, đó là: Cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, phân tích, ký ức, nhận thức, niềm tin và ý định. Vân vân.
Giống như chiếc xe không có người lái thì không nên tích sự gì, thân và tâm cũng đều vô dụng nếu không có ý thức (sự tỉnh thức).
Vậy, bạn có phải là cơ thể và tâm trí của mình?
Chúng ta có 8 tỷ người trên trái đất, ai cũng có thân và tâm. Nhưng chỉ trạng thái tỉnh thức mới tạo nên cho bạn tính duy nhất.
Sự tỉnh thức là người điều khiển cơ thể và tâm trí bạn.
Trong ngôn ngữ tâm linh, tỉnh thức có nghĩa là linh hồn của bạn. Cốt lõi sự tỉnh thức của bạn được gọi là linh hồn và tinh thần.
Vậy, bạn có một cơ thể, tâm trí, ý thức và linh hồn cùng nhau phải không?
Vẫn chưa phải.
“Bản thân” không chỉ có nghĩa là chủ quan và cá nhân, mà còn có ý nghĩa khách quan và phản chiếu.
“Bản thân” có nghĩa là hành trình của tỉnh thức, nơi cơ thể và tâm trí của bạn là phương tiện của bạn.
Mối quan hệ là kênh giao tiếp của bạn và sự tỉnh thức thúc đẩy các mối quan hệ của bạn. Nếu bạn tỉnh thức hơn, các mối quan hệ sẽ trở nên hài hòa và suôn sẻ. Khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu bạn ít tỉnh thức hơn, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên tồi tệ và bị xáo trộn.
Vậy bạn thực sự là ai và làm thế nào để tin tưởng vào bản thân?
Người lái xe sẽ tin tưởng vào chiếc xe của mình khi tất cả các bộ phận của xe đều phù hợp và hoạt động tốt, đồng thời anh ta biết cách xử lý các chức năng đó. Khi ấy, anh ta sẽ tin tưởng vào chiếc xe của mình.
Cũng vậy, là một con người, bạn cần biết về thân và tâm của mình nhiều như cách người lái xe biết về chiếc xe.
Khi người lái xe có kỹ năng tuyệt vời và kết nối với chiếc xe của mình, anh ta sẽ lái nó với một tinh thần siêu mạo hiểm. Có nghĩa là chiếc xe và anh ta hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau. Đó là một kết nối tuyệt vời.
Càng biết nhiều về cơ thể và tâm trí mình, bạn sẽ càng sử dụng chúng tốt hơn.
Điều đó có nghĩa khi có mối liên hệ sâu sắc hơn với cơ thể, tâm trí và tinh thần của mình, bạn sẽ tin tưởng vào bản thân. Càng nhận thức rõ về sự tỉnh thức của mình, bạn sẽ càng tin tưởng vào bản thân.
Để tin tưởng bản thân, hãy làm việc với sự tỉnh thức:
Tỉnh thức là gì? Là trạng thái nhận biết rõ ràng khi mọi điều xảy tới.
Đâu là thực đâu là hư, đâu là đúng đâu là sai,
Như thế nào, tại sao, khi nào, ai, ở đâu, sự tỉnh thức hay biết tất cả.
Nhận biết rõ ràng giữa sự vật và chủ thể (ký ức) có thể phân biệt đâu là thực tế trong mọi việc. Nhận thức rõ ràng nguồn gốc của mọi thứ.
Đặc biệt là khi bạn nhận thức rõ trạng thái tinh thần và linh hồn mình, đó là khi bạn mở rộng sự tỉnh thức.
Có một lằn ranh mỏng manh giữa tỉnh thức và trí khôn:
Trước tiên, hãy hiểu là bạn có kiến thức, trí tuệ và sự thông minh. Những điều này phát triển từ việc học cái mới, trải nghiệm mới và từ ảnh hưởng của ký ức. Không có giới hạn nào trong việc phát triển chúng, bạn càng học hỏi và thực hành nhiều thì chúng sẽ càng phát triển. Đó là lý do tại sao kiến thức và trí thông minh của mọi người không giống nhau. Bởi vì có một sự khác biệt trong học tập. Dẫu sao thì tri thức, trí thông minh và trí tuệ của bạn vẫn mang tính chủ quan, trên hết, bạn cần nhận thức rõ ràng đâu là sự tỉnh thức khách quan giúp bạn đưa mình lên các chiều không gian cao hơn.
Đó là lý do tại sao khi bạn sống một cuộc đời chủ quan, dù có kiến thức và trí tuệ nhưng không thể trải nghiệm được thực tại tối hậu như nhất thể và giác ngộ.
Ví dụ, Đức Phật sống cuộc đời của mình trong thực tại khách quan, nên Ngài đã thoát khỏi sự ràng buộc của thân tâm và nhận ra chân lý của cuộc đời, và hướng dẫn mọi người đâu là lẽ phải của cuộc đời.
Khi bạn khách quan, bạn có thể nhìn mọi thứ 360 độ,
Điều đó có nghĩa bạn không bị chìm vào cảm giác, cảm xúc và mong muốn của mình và trở nên thiên vị, mà còn có thể nhận thức rõ thực tại.
Bạn thấu hiểu cảm xúc và cách người khác trải qua cảm xúc của họ, từ đó cải thiện sự đồng cảm và lòng trắc ẩn với những người xung quanh.
Trở nên khách quan, bạn biết cách yêu và tôn trọng chính mình như thế nào, bạn cũng có thể yêu và tôn trọng người khác như vậy. Đây là ân sủng của nhận thức 360 độ. Nói đơn giản, bạn là người thông tuệ, khôn ngoan.
Còn khi không ở trong thực tại khách quan,
bạn trở nên hoàn toàn chủ quan, nhận lấy mọi thứ một cách cá nhân. Khi mọi người không dành cho bạn đủ sự quan tâm hoặc tôn trọng, bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương. Bạn luôn cảm thấy lo lắng và cảm thấy như bị tấn công. Điều đó cho thấy bạn không phải là người khôn ngoan.
Bạn có thể tìm hiểu về cơ thể của mình thông qua giải phẫu và bạn có thể tìm hiểu về tâm trí của mình thông qua tâm lý học. Nhưng bạn chỉ có thể tìm hiểu về sự tỉnh thức thông qua tính khách quan. Càng khách quan, bạn càng hiểu rõ hơn về bản thân.
Điều đó có nghĩa: Càng khách quan với thực tế chủ quan của mình, bạn càng tin tưởng bản thân một cách dễ dàng. Bạn sẽ biến điều không thể thành có thể.
Bạn sẽ không thể bị ngăn cản một khi đã hoàn toàn tin tưởng chính mình.
Càng khách quan, bạn càng có khả năng mở rộng tốt hơn, càng chủ quan, bạn sẽ giới hạn mình trong một vùng ý thức nhỏ bé.
1 bình luận về “Ngày 42 – Hành trình giữ tĩnh lặng của Master Oneness Nghệ thuật tin tưởng chính mình ”
Bạn sẽ không thể bị ngăn cản một khi đã hoàn toàn tin tưởng chính mình.