Thiếu kiên nhẫn và bền bỉ là nguyên nhân dẫn tới sự trì hoãn.
Kiên nhẫn là con đường dẫn đến kiên trì.
Kiên trì là chìa khóa cho sự liên tục và chuyển hóa.
Khi nhanh chóng cảm thấy nhàm chán, điều đó cho thấy mức độ kiên nhẫn và bền bỉ của bạn đang ở mức thấp.
Bạn muốn phát triển nhưng chưa sẵn sàng cho tiến trình phát triển.
Mong muốn và Sẵn sàng trông giống nhau nhưng không giống nhau.
Bạn muốn thiền định, chuyển hóa và trở thành một nghệ sĩ, bậc thầy tâm linh hoặc người chữa lành.
Bất cứ điều gì bạn muốn, bạn đều có thể trở thành.
Mong muốn đến từ ảnh hưởng bên ngoài (ngoại lực). Bạn được thúc đẩy bởi một ai đó một cách cạn cợt và bạn cũng muốn trở nên giống như họ. Đó kiểu như là bạn chỉ muốn thoát ra khỏi nỗi buồn hay lo lắng của mình mà không chấp nhận chúng, không kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân gốc rễ và giải quyết trong chánh niệm. Bạn chỉ ước có một phép màu nào đó xảy đến. Đó là lý do tại sao bạn bị thu hút bởi các khái niệm và lý thuyết hơn là thực hành. Bất kỳ thực hành nào cũng đi kèm với một số cấp độ đau đớn, nhưng là cơn đau tốt. Vậy mà hầu hết thời gian bạn sẽ không sẵn sàng để trải qua cơn đau bởi bạn mong muốn những lợi ích tức thời.
Thói quen thời thơ ấu và thói quen gia đình đã ăn sâu, tạo những tổn thương tâm lý, ảnh hưởng tới tiềm thức, nhận thức và mọi thứ hòa trộn lại thành tính cách của bạn.
Khi thực sự “Sẵn sàng” chuyển hóa từ sâu bên trong, bạn luôn tìm ra cách thực hành. Bất kể hoàn cảnh thuận lợi hay không, bạn vẫn sẽ kiên trì. Bất kỳ khả năng và cơ hội nào giúp cải thiện chất lượng thực hành của mình, bạn sẽ không bỏ lỡ. Bạn sẽ rất chủ động và vững vàng để học hỏi những điều mới từ những người khác nhằm cải thiện sự phát triển của mình. Sẵn sàng là mục đích của linh hồn, một khi bạn có nó, bạn không thể bị ngăn cản. Không có bất kỳ bào chữa nào.
Có những nỗi đau tốt và không tốt
Nỗi đau tốt xảy ra khi cơ thể và tâm trí đang trải qua sự phát triển đặc biệt. Trong quá trình này, những điều kiện và thói quen cũ của bạn phải đối mặt với những yếu tố đầu vào mới, vì vậy nó sẽ trở nên khó khăn, nhưng cuối cùng cơ thể và tâm trí sẽ áp dụng quy trình mới khi bạn kiên trì và kiên cường trong thực hành. Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến sự chuyển hóa và tăng trưởng.
Nỗi đau tồi tệ xảy ra từ những nhận thức và quan điểm cố định được tích lũy lâu dài, lặp đi lặp lại trong những khuôn mẫu cũ, thu hút những nghiệp quả cũ, hết lần này đến lần khác, trở thành nỗi đau tồi tệ, bởi vì bạn đang chiến đấu và cố gắng thoát khỏi những thách thức và vấn đề mà không thông qua tiến trình chánh niệm.
Khi bắt đầu bất cứ điều gì từ mong muốn, bạn sẽ rơi vào lưng chừng, những lý do và những lời bào chữa. Cuối cùng, việc luyện tập cần thiết cho sự chuyển hóa sẽ bị tạm dừng, dừng lại hoặc trì hoãn.
Thiếu kiên nhẫn và bền bỉ là nguyên nhân dẫn tới sự trì hoãn.
Khi sống với những lợi ích và tiện nghi tức thì, bạn sẽ bỏ lỡ những phẩm chất cần thiết như kiên nhẫn, bền bỉ, kiên cường, chấp nhận vô điều kiện, bày tỏ trong tỉnh thức và kỹ năng giao tiếp.
Lý do khiến bạn trì hoãn mọi việc là gì?
Chỉ vì những thói quen và điều kiện khiến bạn luôn ở trong vùng thoải mái.
Đối với một số người, niềm vui là ở trong vùng thoải mái, nhưng với một số người khác, nỗi buồn chính là vùng thoải mái của họ. Bởi họ đã có thói quen “ở cùng” nỗi buồn trong một thời gian dài.
Bất kể là nỗi buồn hay niềm vui, khi ở trong vùng thoải mái của mình, bạn sẽ trì hoãn.
Để phá vỡ sự trì hoãn, trước tiên, bạn phải phá bỏ những thói quen đó.
Hãy tạo cho mình môi trường giúp hình thành những thói quen lành mạnh mới nhằm phá vỡ những thói quen cũ không lành mạnh.
Thói quen sẽ định hình nên cuộc sống
Để từ bỏ một thói quen cụ thể phải mất tối thiểu một chu kỳ 21 ngày. Một khi bắt đầu cam kết thực hành một điều gì đó, bằng bất cứ giá nào, hãy thực hành đủ 21 ngày trong chánh niệm. Sau 21 ngày, nhiều khả năng cơ thể và tâm trí của bạn sẽ bắt đầu hồi phục. Hãy áp dụng các đầu vào mới một cách nhất quán, nhưng hãy nhớ là cũng phải mất ít nhất 6 tháng để bạn trở nên giỏi một thứ gì đó.
Nghệ thuật làm việc với những thói quen:
- Tái thiết môi trường, chẳng hạn như phòng của bạn và kết nối gia đình sẽ giúp bạn không tiếp tục thói quen cũ nữa.
- Ví dụ, nếu bạn có thói quen xem TV trong phòng, chỉ cần loại bỏ TV khỏi phòng của bạn. Bất cứ thứ gì kích thích thói quen cũ, hãy loại bỏ chúng khỏi môi trường xung quanh.
- Hãy sống với những thứ tối thiểu, tập cho đi những thứ dư thừa, quan sát cuộc sống của những người kém may mắn với lòng trắc ẩn, điều này sẽ giúp bạn thức tỉnh về việc đang lãng phí tài nguyên đến mức nào.
- Nhịn ăn để thanh lọc, đi bộ đường dài, ít sử dụng máy tính và điện thoại di động hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc làm vườn, chơi với động vật, chạy bộ, tất cả những hoạt động này sẽ cải thiện tính kiên nhẫn của bạn.
- Cởi mở để lắng nghe những câu chuyện cuộc đời của người khác một cách khách quan, điều này cũng giúp cải thiện tính kiên nhẫn.
- Tạo một lịch trình thực hành và giữ lời nhắc (remind)
- Khi không thể thực hành một mình, hãy tìm tới một bậc thầy hoặc người hướng dẫn có thể thúc đẩy nhẹ nhàng cho bạn. Một cú hích là cần thiết để khắc phục những thói quen đã bám rễ sâu.
- Tham gia các khóa tu (retreat) và các khóa học cung cấp một môi trường tỉnh thức để làm việc với các khuôn mẫu và thói quen của mình.
- Luôn gặp gỡ và giữ liên lạc với những người giỏi thói quen tỉnh thức mà bạn đang rèn luyện. Cắt đứt quan hệ với những người kéo bạn vào thói quen cũ.
- Hãy bày tỏ với các thành viên trong gia đình về cách làm mới của mình và rằng bạn cam kết từ bỏ những thói quen cũ, đồng thời chuẩn bị tinh thần để họ ủng hộ cách làm có chất lượng của bạn.
- Bày tỏ sự lựa chọn của bạn với các thành viên trong gia đình sẽ mang lại sự giải tỏa tuyệt vời, khi cảm thấy được giải tỏa, bạn có thể thực hành tốt và sâu sắc hơn.
- Phá vỡ thói quen thông qua những thay đổi vi mô. Vì vậy, đừng mong đợi kết quả quá nhanh, khi bạn mong đợi, bạn sẽ thất vọng về chính mình. Hãy lưu ý rằng mọi thứ đều được xử lý và nó diễn ra từ cấp độ vi mô. Khi phản chiếu chi tiết với một bậc thầy hoặc người cố vấn, bạn sẽ luôn kiên trì hơn.
Sự sẵn sàng sẽ giúp sáng tỏ mọi thứ tới với bạn.
1 bình luận về “Ngày 41 – Hành trình giữ tĩnh lặng của Master Ojas Oneness và Nghệ thuật làm việc với thói quen”
Thiếu kiên nhẫn và bền bỉ là nguyên nhân dẫn tới sự trì hoãn.