Bản ngã (Tôi) và sự tỉnh thức (Toàn thể)
Khi bạn lọc bỏ cái “tôi” và trở thành cái toàn thể, bạn trở thành Vị thầy của chính mình.
Bạn không thể nhìn thấy thực tại như nó đang là nếu chỉ thông qua cảm xúc hoặc sự bám víu của mình.
Cái “Tôi” luôn bị choáng ngợp bởi những cảm xúc, chấp trước và bám víu.
Khi bám vào những ham muốn cá nhân, làm sao bạn có thể làm chủ được chính mình?
Bất kỳ quyết định nào được đưa ra từ vùng thoải mái và dính mắc đều ngăn cản sự mở rộng tối thượng của trạng thái tỉnh thức cũng như trải nghiệm về sự trọn vẹn và hợp nhất.
Thuận theo dòng chảy có nghĩa là hãy bỏ cá nhân hóa và cái tôi của bạn.
Hãy để mọi thứ diễn ra và bộc lộ tiềm năng thiêng liêng của bạn.
Cuối cùng, thuận theo dòng chảy giúp bạn phá vỡ Bản ngã và giải phóng tiềm năng. Thuận theo dòng chảy không có nghĩa là đi theo mọi ham muốn và sở thích cá nhân hoặc thiếu năng lực kiểm soát dòng chảy.
Ví dụ, bạn cùng bạn bè đến một khu rừng để thiền định. Điều đó có ý nghĩa với bạn, đó là lý do tại sao bạn đồng ý.
Nhưng khi vào rừng, các bạn ưu tiên cho các hình thức giải trí khác hơn là thiền định. Vậy, sẽ ra sao nếu bạn “thuận theo dòng chảy” và trở thành một phần trong trò giải trí của họ?
Rồi trò giải trí đi xa hơn, khi họ bắt đầu sử dụng ma túy để thiền định. Vậy bạn cũng sẽ “đi theo dòng chảy” và dùng ma túy ư?
Thực tế là luôn tồn tại một ranh giới mỏng manh, đó là “Xuôi theo dòng chảy, nhưng phải lái dòng chảy ấy đi đúng hướng”. Bởi dòng chảy có nghĩa là nó có thể đi theo bất kỳ hướng nào: Nô lệ/lệ thuộc hoặc Giải phóng/tự do.
Bất cứ điều gì cho phép bạn giải phóng và phát huy tiềm năng thiêng liêng thì đều là hướng đi đúng đắn. Nếu không, nó sẽ đặt bạn vào tình trạng phụ thuộc và nô lệ, đó là dòng chảy sai hướng.
Sự tỉnh thức và thông tuệ sẽ giúp bạn kiểm soát dòng chảy.
Hãy tin tưởng tuyệt đối vào bản thân!
Làm thế nào để biết đâu là sự tin tưởng vượt thoát khỏi mọi mong muốn cá nhân?
Đó cũng là một ranh giới mong manh.
Một người không thể tin tưởng chính mình cho đến khi anh ấy phân biệt được giữa:
Mong muốn với Nhu cầu,
Ý định với Trực giác,
Cảm xúc với Tự định hướng,
Sự nghiệp với Mục đích.
Để tin tưởng bản thân, hãy trung thực một cách sâu sắc hơn với chính mình và minh bạch với mọi thứ. Càng minh bạch, bạn sẽ càng tin tưởng vào bản thân.
Nếu không, bạn sẽ chỉ nhân danh sự tin tưởng bản thân, trong khi thực tế là ngày một ngu dốt và bỏ lỡ nhiều điểm kết nối để phát triển sự thông tuệ.
Hãy để sự tự nhận thức được phát triển để bạn có thể dễ dàng tin tưởng bản thân, vượt thoát mọi mong muốn tầm thường.
Tất cả những lời gợi nhắc tâm linh sẽ không khiến bạn trở nên bị giới hạn hoặc trở thành tín đồ của ai đó.
Những lời gợi nhắc sẽ liên tục cho phép bạn bước ra khỏi vùng thoải mái của mình để làm việc với bản ngã và tính cá nhân hóa. Điều này truyền cảm hứng để bạn hướng tới sự giác ngộ giải thoát.
Đề cập tới những điểm này, lại có một câu hỏi nảy sinh:
Khi tạo nên những ranh giới lành mạnh cho việc thực hành tâm linh, đó không phải là cá nhân hóa sao?
Việc thiết lập ranh giới lành mạnh có phải cũng là tạo vùng thoải mái không?
Bạn có thể thấy một ranh giới rất mong manh ở đây.
Tâm linh nói rằng bạn phải có kỷ luật/cam kết, nhưng nó cũng nói rằng bạn phải được tự do và cho phép ý chí tự do của mình. Điều đó thật mâu thuẫn, phải không?
Ranh giới lành mạnh nghĩa là không để vật chất và những thứ có tính tạm thời làm tiêu tốn thời gian quý báu của mình. Bạn có thể tạo các ranh giới lành mạnh để tập trung vào những thực hành sâu sắc.
Luôn tự hỏi làm thế nào để biết đó là cá nhân hóa hay là quản lý thời gian khi tạo nên những ưu tiên.
Trong thực hành tâm linh, cá nhân hóa có nghĩa là chấp trước và bám víu vào mong muốn.
Trở nên khách quan với bất cứ điều gì giúp ta trưởng thành trong việc tự thanh lọc và giác ngộ là một sự tự chịu trách nhiệm.
Vậy nên, Tự chịu trách nhiệm và Cá nhân hóa trông có vẻ giống nhau nhưng lại không hề giống nhau.
Rất nhiều thứ trông có vẻ giống nhau nhưng lại không hề giống nhau.
Đó là lý do tại sao cần tìm ra đâu là ranh giới mong manh, các kết nối và những khác biệt tinh tế giữa mọi thứ. Bạn sẽ không bao giờ bị cảm thấy xung đột giữa Ý chí tự do với Cam kết tâm linh
2 bình luận về “Ngày 33 – Thông điệp từ Master Ojas Oneness trong hành trình365 ngày tĩnh lặng”
Rất nhiều thứ trông có vẻ giống nhau nhưng lại khác nhau.. chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những điểm kết nối để không bị mâu thuẫn khi vừa cam kết tâm linh vừa tự do ý chí ???
Ranh giới lành mạnh nghĩa là không để vật chất và những thứ có tính tạm thời làm tiêu tốn thời gian quý báu của mình. Bạn có thể tạo các ranh giới lành mạnh để tập trung vào những thực hành sâu sắc.