Dù bạn lựa chọn ra sao thì công việc nào cũng đều đẹp đẽ.
Tại sao bạn phải vật lộn quản lý chính mình, quản lý thời gian, năng lượng, tiền bạc, nguồn lực và cả việc dẫn dắt mọi người?
Điều đó xuất phát từ nền tảng gia đình và hệ thống giáo dục mà bạn được nuôi dạy.
Ở trường, luôn có những tiết học với hệ thống và quy củ. Đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mất đi khả năng xây dựng hệ thống tự kỷ luật bản thân. Dĩ nhiên, đây không phải trường hợp phổ biến. Một số người sẽ quan sát những hệ thống xung quanh và học cách xây dựng nên những hệ thống mới theo cách mình muốn. Điều này còn phụ thuộc vào từng dạng năng lực tập trung và trạng thái tinh thần của mỗi người.
Nhưng nếu bạn đang gặp rắc rối trong việc quản lý thời gian, năng lượng của mình thì có nghĩa là ngay lúc còn ở trường phổ thông, hay đại học, hay các hệ thống xã hội, bạn chỉ làm theo những chỉ dẫn một cách máy móc mà thiếu sự nhận biết về tầm quan trọng của cả hệ thống vận hành phía sau. Vì thế, khả năng xây dựng các hệ thống có cấu trúc và tự kỷ luật của bạn bị yếu đi.
Nên bạn sẽ luôn luôn cần ai đó ở phía trên để chỉ ra/chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng và tạo ra những quy trình cho bạn.
Hệ thống trường học và đại học đã khiến bạn trở nên lệ thuộc thay vì trở thành vị thầy của chính mình.
Nếu có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, không cần tới những khóa đào tạo đặc biệt, bạn vẫn có thể tiếp nhận và triển khai mọi thứ, chỉ thông qua việc quan sát mọi điều xảy ra xung quanh.
Cũng có người cho rằng tố chất thủ lĩnh thường là bẩm sinh chứ không phải được tạo/rèn luyện mà thành.
Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người thủ lĩnh thông qua trải nghiệm thực tế và làm việc một cách hăng say/thông minh.
Hơn hết thảy, hãy nhớ rằng mọi trải nghiệm đều nhằm chỉ dẫn, hướng dẫn bạn trở thành Thủ lĩnh và Vị thầy của chính mình.
Những căng thẳng, lo âu, trầm cảm đều diễn ra khi bạn chưa hoàn toàn chinh phục những tiềm năng tối thượng bên trong mình.
Nhiều người vẫn tin là họ bị căng thẳng, lo âu là do áp lực công việc. Thực tế là chẳng có công việc nào đem lại stress cho bạn hết. Bạn căng thẳng là do chưa biết tự điều tiết năng lượng mà thôi.
- Nghệ thuật phản hồi với tình huống.
- Nghệ thuật chấp nhận.
- Nghệ thuật kiên cường bền bỉ.
- Nghệ thuật dẫn dắt đội nhóm và quản lý công việc.
Những nghệ thuật này đang còn thiếu trong cuộc sống của bạn. Đó là lý do tại sao bạn bị căng thẳng và không thể cân bằng.
Công việc và những thử thách đều tốt cho bộ não của bạn. Thử thách càng mới, hệ thống não bộ của bạn sẽ càng có cơ hội tăng trưởng.
Con người thật đặc biệt khi có thể vừa tạo ra vấn đề mà vừa giải quyết được vấn đề.
Năng lực đặc biệt này góp phần tạo nên sự phát triển mở rộng không ngừng của nhận thức nhân loại. Vì vậy, công việc nào cũng có vẻ đẹp, bất kể đó là công việc gì đi nữa. Điều duy nhất bạn cần học hỏi là cách tiếp cận với công việc.
Nếu chỉ làm theo chỉ dẫn và hệ thống mà không có sự quan sát, nhận biết, bạn sẽ trở nên máy móc, dù bạn rất giỏi quản lý công việc.
Đó là lý do tại sao nhiều người sống rập khuôn, không có sức sống, vô hồn.
Mặt khác, nếu làm mọi thứ một cách tự phát và ngẫu nhiên, bạn sẽ gây ra những lỗ hổng khi điều phối công việc khiến đội nhóm phải chạy đuổi theo để hoàn thành.
Luôn học hỏi những điều chưa biết, và sẵn sàng quên đi những điều mình đã học.
Sáng tạo nên hệ thống và rồi phá vỡ chúng – đó là cách thức tuyệt vời để làm chủ bản thân. Đừng để bị đóng khung hay mặc định vì bất cứ điều gì. Hãy mềm dẻo như nước với khả năng linh hoạt, điều chỉnh theo từng tình huống. Đó là điều làm nên những thủ lĩnh thực sự: Hòa điệu dễ dàng với bất kỳ việc gì trong khi vẫn điều phối đội nhóm một cách tuyệt vời.
Nghệ thuật phản hồi trong các tình huống:
Nghệ thuật phản hồi là nền tảng quan trọng cho sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình, hoặc đồng nghiệp nơi công sở, hay giữa hai người bất kỳ đang hợp tác cùng nhau.
Luôn có những lựa chọn và ưu tiên của từng cá nhân, những ý kiến và quan điểm khác nhau. Luôn có những thói quen cá nhân khác nhau góp phần tạo nên những tình huống đầy thách thức.
Khi những tình huống khó khăn xảy ra, thường mọi người sẽ luôn cảm thấy ngần ngại, mệt mỏi, tức giận hoặc có những cảm xúc trồi lên từ vô thức sau đó phản ứng bằng cách kháng cự lại thực tế đang xảy ra. Điều này chỉ làm cho tình thế trở nên tệ hơn và khiến bạn bị mất năng lượng. Đó là lúc lo âu và căng thẳng xuất hiện.
· Hãy luôn tỉnh thức, nhận biết lựa chọn của từng cá nhân và tôn trọng lựa chọn lẫn quan điểm của mỗi người. Ai cũng có cái đúng của mình. Vì vậy, hãy giao tiếp trong tỉnh thức để xây dựng sự đồng thuận về quy trình và cách thức phối hợp, sau đó theo sát với sự chú tâm, tôn trọng, lòng trắc ẩn và chấp nhận.
· Khi có sự tỉnh thức, tôn trọng, lòng trắc ẩn và chấp nhận vô điều kiện, hành động và hướng tiếp cận của bạn sẽ trở thành sự phản hồi. Nghệ thuật phản hồi biến những điều không thể trở thành có thể. Phản hồi luôn luôn mang tính xây dựng và hiệu quả.
Vì thế, hãy tiếp tục cải thiện năng lực phản hồi thay vì phản ứng trước mỗi tình huống.
Làm cách nào để tăng trưởng lòng trắc ẩn và chấp nhận vô điều kiện?
· Hãy thiền. Thiền định giúp bạn nhìn mọi thứ ở góc nhìn 360 độ thay vì góc nhìn cá nhân (thường chỉ trong 90 độ – từ đó bạn chỉ nhìn được góc nhìn của mình chứ không nhìn được những góc nhìn của người khác)
· Hãy lắng nghe mọi thứ rõ ràng 100%, từ A tới Z, trước khi có bất kỳ kết luận hay đánh giá nào. Kỹ năng lắng nghe là một phẩm chất cơ bản của tất cả nhà lãnh đạo xuất chúng. Lắng nghe 360 độ sẽ tiết lộ những giá trị cốt lõi, đầu mối và sự thật.
· Đừng để bị dính mắc bởi cái tôi hay bất kỳ ý kiến cá nhân nào, hãy sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.
· Làm bạn với những thử thách thông qua việc hiểu rằng: Thử thách đang giúp bạn tăng trưởng sức mạnh năng lượng tinh thần chứ không phải là gánh nặng.
· Hãy tỏ lòng biết ơn với những thử thách, với quản lý, các lãnh đạo, đồng nghiệp, với bản thân. Dần dần, mọi năng lượng biết ơn ấy sẽ chuyển hóa thành năng lượng của lòng trắc ẩn.
· Đừng bao giờ đánh giá thấp những hành động nhỏ. Nhiều hành động nhỏ cộng hưởng lại: Nói cảm ơn, xin lỗi hay trao tặng lời khen, ghi nhận đều đang giúp bạn cải thiện sự chấp nhận vô điều kiện của mình.
· Hãy kham nhẫn, thời gian sẽ thay đổi mọi thứ. Thời gian là vô hạn. Khi thời điểm tới, mọi thứ sẽ biến chuyển. Cũng giống như cách hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây xanh.
Nghệ thuật chấp nhận:
Có người nói: “Nếu vượt qua được chính mình, bạn sẽ vượt qua được cả thế giới.”. Bạn có thể chấp nhận người khác chỉ khi bạn chấp nhận được toàn bộ con người mình trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai. Tất cả, từ những thứ xấu xa cho tới những điều cao cả. Chỉ khi có được tình yêu thuần khiết cho bản thân, bạn mới có thể trao sự chấp nhận tới người khác.
· Hãy tập trung cởi bỏ những điều kiện với bản thân và thực hành loại bỏ phán xét tiêu cực, chê bai, cảm giác tội lỗi, chối bỏ và so sánh dành cho chính mình. Khi đã quen làm việc với những thói quen và mô thức vô thức ở mức độ sâu sắc hơn và cảm thông với chính mình, đó là giây phút bạn phát triển được Nghệ thuật chấp nhận. Hãy luôn nhớ rằng thế giới mà bạn thấy chỉ là hình ảnh phản chiếu chính bạn mà thôi.
Nghệ thuật của sự bền chí, bản lĩnh:
Bản lĩnh rất cần thiết để giúp bạn hồi phục từ những mâu thuẫn, tổn thương và sự trồi lên của vô thức.
Thông thường, người hay chối bỏ và trốn chạy dễ bị tổn thương nhiều hơn.
Sự chấp nhận sẽ cải thiện bản lĩnh, và bản lĩnh sẽ cải thiện tính bền bỉ; bền bỉ dẫn tới hiệu quả cao.
Nghệ thuật lãnh đạo:
Bạn có thể dẫn dắt bất kỳ ai hay điều gì khi thực sự làm chủ và có uy:
· Luôn rõ ràng về mục đích của công việc hay hành động cần làm và bày tỏ rõ ràng với những trợ lý/người hỗ trợ.
· Giao việc với những chỉ dẫn rõ ràng và theo dõi kịp thời theo thời hạn đã cam kết.
· Có sự dứt khoát và uy lực khi đưa ra điều bạn cần để mọi thứ diễn ra hiệu quả.
· Hãy truyền động lực cho đội ngũ khi họ cảm thấy lạc lối, bối rối, cho họ thấy được sự hỗ trợ và chính trực từ bạn.
· Mọi thứ sẽ dần cải thiện từng bước thông qua quá trình thử và sai, học hỏi ngay chính từ những sai lầm và tổn thất. Vì thế, hãy đào tạo để đội ngũ luôn lạc quan và tập trung học hỏi, phát triển.
· Sử dụng thời gian với tâm trí và trái tim rộng mở vào những hoạt động sáng tạo và trò chơi cùng đội ngũ. Hãy dõi theo từng khoảnh khắc tỏa sáng, những tài năng mà họ bộc lộ bằng góc nhìn tươi mới. Từ đó giúp họ soi chiếu, ghi nhận và đừng quên khen ngợi họ.
· Người lãnh đạo là tấm gương về nghệ thuật lao động, không phải là nghệ thuật ra lệnh. Dĩ nhiên, bạn có thể yêu cầu và ra lệnh, nhưng chỉ khi bạn đã truyền cảm hứng và xây dựng lòng tin nơi họ. Khi ấy, cho dù bạn có đưa ra bao nhiêu yêu cầu chăng nữa, họ cũng sẽ tin tưởng rằng điều đó tốt cho bức tranh lớn và giúp tăng hiệu suất công việc.
· Khi liên tục xây dựng niềm tin, đội ngũ sẽ làm việc cùng bạn bằng cả tâm hồn họ.
· Sự tin tưởng sẽ được gây dựng thông qua việc lắng nghe sâu sắc và cho phép họ được đưa ra những lựa chọn của mình.
· Trước khi đào tạo, hãy lựa chọn người phù hợp với đội ngũ. Không phải ai cũng phù hợp để cùng chung chiến tuyến. Lý do là bởi họ không phù hợp với phong cách lãnh đạo của bạn hoặc đơn giản chỉ là họ còn quá nhiều sức ỳ và định kiến.
Hãy kiểm tra xem liệu bạn đã và đang vun bồi những năng lực lãnh đạo nêu trên? Nếu câu trả lời là chưa thì trước hết hãy trở thành người trợ lý xuất chúng. Bởi bất kỳ người trợ lý xuất chúng nào cũng có thể trở thành những lãnh đạo tuyệt vời.
3 bình luận về “[Ngày 25] Hành trình giữ tĩnh lặng của Master Ojas”
Hãy kiểm tra xem liệu bạn đã và đang vun bồi những năng lực lãnh đạo nêu trên? Nếu câu trả lời là chưa thì trước hết hãy trở thành người trợ lý xuất chúng. Bởi bất kỳ người trợ lý xuất chúng nào cũng có thể trở thành những lãnh đạo tuyệt vời.
Sáng nay bắt đầu thực hành một bài tập khó trong TA2, đọc những bài viết này là cách tôi hình dung ra việc thực hành bài tập khó này như thế nào. Biết ơn Master Ojas Oneness cho những hướng dẫn của Thầy.
Yep, chìa khóa mà tôi đang tìm kiếm. Biết ơn Master Ojas và đội ngũ Diviners!
Việc của một nhà lãnh đạo là liên tục xây dựng niềm tin Thông qua sự chính trực, lắng nghe sâu và cho phép mọi người đưa ra lựa chọn của mình.. khi đội ngữ đã có niềm tin họ sẽ trinh chiến cùng chúng ta bằng cả tâm hồn