Trên đời này có rất nhiều ngôi nhà nhưng lại có rất ít tổ ấm.
Bởi vì vẫn còn có rất nhiều căng thẳng trong những ngôi nhà. Người lớn chúng ta bước vào cuộc sống này một cách vô thức với mong muốn chiến thắng cuộc sống này. Chúng ta luôn phải cạnh tranh, phải chạy đua. Vì quá bận rộn với điều đó, chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và dễ bị lạc lối trong vòng xoáy của cuộc sống, và những đứa con cũng đối diện áp lực từ cha mẹ.
Chính bởi vì áp lực như thế này thì trí tuệ cảm xúc không được nuôi dưỡng trong đứa con. Các bậc cha mẹ thường cố gắng kiếm tiền để cho con được học những trường tốt và phụ thuộc hoàn toàn vào nhà trường.
Những ngôi trường không thể nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con. Bởi vì trong ngôi trường có hàng trăm đứa trẻ, nhà trường làm sao có thể chỉ tập trung vào con bạn.
Chúng ta không thể phụ thuộc vào nhà trường để dạy con về hạnh phúc. Trường học dạy con chúng ta về kỹ năng nhưng chưa chắc trường học dạy con về trí tuệ cảm xúc một cách toàn diện. Những đứa trẻ vẫn cần sự hỗ trợ nhiều nhất từ cha mẹ.
Nếu các bạn tập trung vào điểm số thay vì tập trung vào trí tuệ cảm xúc của con, điều này dẫn đến căng thẳng. Bằng cấp có thể mang đến tiền cho bạn, nhưng bằng cấp không thể hiện trí tuệ thực sự.
Ở đâu không có trí tuệ cảm xúc, ở đó có căng thẳng và bệnh tật khởi sinh. Vậy hãy chắc chắn các con cảm thấy được tự do, cởi mở, tôn trọng để đảm bảo sức khỏe tinh thần cho con trước tiên.
Làm thế nào để giải tỏa những căng thẳng?
Chúng ta cần hiểu rõ về sự cạnh tranh. Cạnh tranh cũng có thể tốt nhưng chúng ta cần cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta có thể nhìn nhận sự cạnh tranh này như thể thao, đừng quá coi trọng sự thắng thua. Cuộc sống này là sự yêu thương vô điều kiện. Điểm số, chức danh đến cuối đời chẳng có gì là quan trọng.
Cho dù chức cao hay vật chất dư dả, nhưng bạn không có trái tim yêu thương thì bạn không chinh phục được trái tim của những người thân bên cạnh, không mang đến sự ấm áp cho ngôi nhà của mình.
Nếu ở nhà, người thân phải coi bạn như sếp của họ thì bạn sẽ không thành công. Gia đình là một sự tin tưởng sâu sắc, là một sự cởi mở chân thật, sự an vui thật sự khi chúng ta ở bên nhau.
Chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương vô điều kiện cho những thành viên trong ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên điều này cũng không hề dễ dàng, có rất nhiều thử thách trong mối quan hệ của cặp đôi. Vợ và chồng thường có rất nhiều bất an, không thể tin tưởng nhau. Sao vậy? Bởi vì chúng ta thiếu sự chánh niệm trong các mối quan hệ. Chúng ta chưa dành sự chú tâm thật sự cho người vợ/chồng/con và những người thân của mình.
Điều này khiến cho các thành viên dần xa cách nhau, không thể bày tỏ với nhau một cách chân thực. Không thể thấu hiểu, không thể tin tưởng, thì chúng ta không thể hỗ trợ và nâng đỡ nhau trong cuộc sống được.
Nếu các bạn thấy khó khăn khi kết nối với vợ chồng, con cái, điều này sẽ khó biến nhà thành tổ ấm.
Sự bày tỏ là mấu chốt để gỡ những nút thắt trong gia đình.
Hãy nhớ lại khi chúng ta là một đứa trẻ, chúng ta rất hồn nhiên, vô điều kiện, chúng ta nhiệt thành, lạc quan và luôn bày tỏ.
Khi chúng ta trưởng thành chúng ta có rất nhiều so sanh, phán xét. Đây là lý do tại sao chúng ta khó biến ngôi nhà thành tổ ấm. Như vậy, cảm xúc tắc nghẽn của bạn cần được khơi thông để bạn có thể bày tỏ.
Làm thế nào để khơi thông những cảm xúc tắc nghẽn để biến nhà thành tổ ấm?
- Những cái ôm có sức mạnh vô cùng. Thông qua cái ôm chúng ta truyền niềm tin yêu cho nhau.
- Hãy nhảy múa, chơi đùa vô tư như những đứa trẻ. Khi đó chúng ta tạo nên những khoảnh khắc gần gũi, đáng yêu cho gia đình mình. Và hãy giữ những khoảnh khắc đó trong tim và thường nhớ về.
- Hãy cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta những khoảnh khắc đáng yêu như vậy. Khi bạn càng nhớ những khoảnh khắc sống động bao nhiêu thì bạn càng biến ngôi nhà thành tổ ấm.
- Khi các bạn tin chồng/vợ 1 cách sâu sắc, điều này mới có thể biến ngôi nhà thành tổ ấm.
- Khi các bạn luôn có những sự hi vọng về người chồng/ vợ hoặc con của mình thì chúng ta mới biến ngôi nhà thành tổ ấm. Hi vọng ở đây là sự chấp nhận vô điều điều kiện, không kỳ vọng, không thúc ép hay cố gắng kiểm soát.
- Chúng ta hãy cảm nhận sâu sắc sự hiện diện của chồng hay vợ của mình. Nếu các bạn đã mắc lỗi, nếu chúng ta đã làm phiền lòng người vợ, người chồng của mình, chúng ta hãy gửi tới họ lời xin lỗi. Và chúng ta cũng hãy mở lòng tha thứ cho đối phương khi họ mắc lỗi lầm. Sự tha thứ mang lại những phước lành cho nhau và cho những đứa con. Chính phước lành biến ngôi nhà thành tổ ấm.
- Hãy đồng cảm với những vất vả của vợ hoặc chồng mình vì những nỗ lực của họ để vun vén cho gia đình. Hãy quan tâm và bày tỏ lòng biết ơn đến người bạn đời của mình. Ở đâu có lòng biết ơn, ở đó có tình yêu thương. Chính tình yêu thương mơi biến ngôi nhà thành tổ ấm.


Bạn là người kỹ sư tạo nên tổ ấm. Bạn không thể nào biến ngôi nhà thành tổ ấm bằng những kỳ vọng, bằng thống trị, lấn át. Bạn chỉ có thể biến ngôi nhà bằng tổ ấm bằng sự chấp nhận và yêu thương vô điều kiện.
Làm thế nào để bạn trở thành một kỹ sư biến nhà thành tổ ấm?
Chúng ta cần tự giáo dục mình để có thể trở thành một kỹ sư tốt. Chúng ta cần học cách phá vỡ bản ngã, phá vỡ cái tôi. Chúng ta cần học cách hòa hợp với người chồng, người vợ. Khi chúng ta không thành thật, chúng ta chỉ sống trong ngôi nhà chứ không phải tổ ấm.
Khi các bạn sống với bản ngã, hay so sánh cuộc đời mình với người khác, sống với căng thẳng và nỗi đau, bạn không thể tạo nên tổ ấm
Hãy học phá vỡ cái tôi, bản ngã của mình.
Cho dù bạn có chức vụ cao, các bạn không thể đối xử với những người thân của mình bằng bản ngã, cái tôi. Hãy học cách sống chân thật với mình. Hãy biến ngôi nhà bạn thành tổ ấm.
Đừng nghĩ rằng các bạn biết rất nhiều rồi. Nếu mà vợ và những đứa con không hài lòng, thoải mái với bạn. Vậy việc bạn biết nhiều để làm gì. Bạn cần phải học cách trở thành người kỹ sư biến ngôi nhà thành tổ ấm.
Nếu chúng ta có tổ ấm, chúng ta đâu cần ly hôn, nếu chúng ta có tổ ấm, bạn sẽ không bất an vì tương lai.
Chúng ta cần thời gian để xây ngôi nhà thành tổ ấm. Hãy kiên nhẫn và tập trung vào việc tự giáo dục sự tỉnh thức cho chính mình.
Các bạn xứng đáng sống trong một tổ ấm chứ không chỉ là ngôi nhà. Và bạn hoàn toàn có thể trở thành một kỹ sư tài ba. Hãy làm điều này bằng tất cả tình yêu thương của bạn dành cho gia đình mình, cho những người thân yêu.
Nếu bạn cảm thấy kết nối với những lời gợi nhắc này, hãy chia sẻ cảm nhận của bạn tại đây và lan tỏa bài viết này đến những cha mẹ cũng đang khát khao xây dựng tổ ấm cho ngôi nhà của mình. Gia đình hạnh phúc là nền tảng của một thế giới hòa bình.
2 bình luận về “Làm thế nào để biến nhà thành tổ ấm?”
Tôi đã tham gia và được đón nhận rất nhiều bài học, rất nhiều món quà tinh thần từ chương trình. Biết ơn BTC đã ghi chép lại để tôi có thể thực hành nhiều lần, soi chiếu nhiều góc cạnh của bản thân.
Tối qua, con gái tôi hỏi “Mẹ đã xây được tổ ấm chưa mẹ?” ^^
Con rất nhạy cảm với những thay đổi, chuyển hóa của mẹ. Con ủng hộ, hưởng ứng những thực hành của mẹ và cũng dành thời gian để mẹ tự thực hành.
Biết ơn con! Vị thầy vô thức của mẹ.
<3
Biết ơn người thầy đã khai phá những điều tiềm ẩn trong tâm trí em.
Các bạn xứng đáng sống trong một tổ ấm chứ không chỉ là ngôi nhà. Và bạn hoàn toàn có thể trở thành một kỹ sư tài ba. Hãy làm điều này bằng tất cả tình yêu thương của bạn dành cho gia đình mình, cho những người thân yêu.❤️❤️❤️❤️????.
Mỗi chuyến Retreat là một trải nghiệm và dần khai mở bên trong, để đánh thức vị thầy bên trong chúng ta.