Hành thiền không phải là khái niệm tâm linh
“Đôi khi bạn lãng quên sự nhận biết, bạn bị lôi cuốn vào những suy nghĩ không đâu vào đâu. Đây chính là thiền phân tâm. Thiền phân tâm thường sẽ khiến bạn bị lạc lối.”
Hành thiền có nghĩa là nhìn thấy bản thân như nó vốn là. Nhìn thấy bản thân như vốn là có nghĩa là quan sát toàn bộ tiến trình từ suy nghĩ, cảm xúc đến hành động, lời nói. Quan sát để thấy ra những nguyên nhân bạn đã tạo tác, những động lực dẫn dắt bạn, những niềm tin và giá trị sống ảnh hưởng đến tâm hồn bạn.
Hành thiền không phải là ngồi đó và suy nghĩ về bất cứ ai hay bất cứ chủ đề nào đang lôi cuốn bạn. Bất cứ khi nào có suy nghĩ nào đó đang diễn ra, bạn nhận biết được nó đang diễn ra, bạn nhận biết được những cảm xúc kèm theo, bạn nhận biết được giá trị và tiến trình của suy nghĩ…. Khi bạn nhận biết nó một cách khách quan, như thế nào thì biết thế đấy thì khi đó bạn đang hành thiền đúng đắn.


“Quan sát để thấy ra những nguyên nhân bạn đã tạo tác, những động lực dẫn dắt bạn, những niềm tin và giá trị sống ảnh hưởng đến tâm hồn bạn.”
Đôi khi bạn lãng quên sự nhận biết, bạn bị lôi cuốn vào những suy nghĩ không đâu vào đâu. Đây chính là thiền phân tâm. Thiền phân tâm thường sẽ khiến bạn bị lạc lối.
Hãy luôn nhớ! Thường xuyên dành thời gian và tập trung để quan sát:
- Cơ thể của bạn
- Tâm trí của bạn
- Trí thông minh của bạn
- Tâm hồn của bạn
- Đặc tính cốt lõi của bạn
Chỉ quan sát một cách trung thực và khách quan. Không đưa ra bất kỳ đánh giá chủ quan kèm theo thái độ tích cực hay tiêu cực. Hành thiền đúng đắn là như thế!
Bạn càng quan sát bản thân tốt hơn từ mọi khía cạnh và động lực, bạn càng có thể bình tĩnh và chân thực hơn. Vì vậy, hãy sử dụng những kỹ thuật phù hợp từ các Vị thầy và thực hành nghiêm túc. Nếu việc thực hành làm bạn cải thiện khả năng quan sát bản thân và trung thực với suy nghĩ của chính mình thì bạn đang đi đúng hướng.
Nếu các bài thực hành không giúp bạn cải thiện khả năng quan sát bản thân mà trở nên bận rộn hơn với các khái niệm tâm linh thì hãy thận trọng hơn. Nhiều khả năng bạn đang lạc lối. Bận rộn với các khái niệm tâm linh không bao giờ giúp bạn giác ngộ và giải thoát!


“Nếu việc thực hành làm bạn cải thiện khả năng quan sát bản thân và trung thực với suy nghĩ của chính mình thì bạn đang đi đúng hướng.
Nếu các bài thực hành không giúp bạn cải thiện khả năng quan sát bản thân mà trở nên bận rộn hơn với các khái niệm tâm linh thì hãy thận trọng hơn. Nhiều khả năng bạn đang lạc lối. Bận rộn với các khái niệm tâm linh không bao giờ giúp bạn giác ngộ và giải thoát!”
Hành thiền là dành thời gian nuôi dưỡng phẩm chất giá trị cho linh hồn
Linh hồn có nghĩa là cốt lõi của bạn, bản chất sâu sắc của bạn, trạng thái nguyên bản của bạn.
Ngay cả khi bạn chết đi thì bản chất linh hồn của bạn vẫn sẽ tiếp tục trong thế giới này. Bạn nhìn vào Đức Phật sẽ thấy, Ngài ấy đã ra đi từ rất lâu nhưng những tinh hoa của Ngài vẫn còn đang tiếp tục phát triển trên thế gian.
Cơ thể bạn chết nhưng linh hồn bạn không bao giờ chết. Nó sẽ tiếp tục tồn tại.
Bất cứ điều gì liên quan đến cơ thể của bạn, nó là tạm thời. Bất cứ điều gì liên quan đến tâm hồn của bạn sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Tất cả các giá trị, sự toàn vẹn, bản chất liên quan đến linh hồn của bạn, ngay cả khi cơ thể bạn chết đi, bản chất linh hồn của bạn vẫn sẽ truyền cảm hứng cho gia đình, bạn bè và thế giới của bạn. Vì vậy, bạn luôn tồn tại ở dạng giá trị.
Tiền bạc sẽ được tiêu thụ nhanh chóng nhưng giá trị bạn trao cho gia đình sẽ được tiếp nối qua các thế hệ.
Cũng từ những giá trị ấy, bạn bè sẽ kết nối với linh hồn của bạn và lan tỏa các giá trị của bạn ra khắp thế giới.
“Hãy nhớ rằng thiền là dành thời gian cho tâm hồn bạn!”
Thanh lọc nghiệp chướng
“Mục đích của thực hành tâm linh là để bạn có thể soi sáng được thực tại, sống trọn vẹn với thực tại để khám phá ra căn nguyên sâu dày của nghiệp chướng và giải quyết chúng, từng lớp một”.
Mỗi người đều có một hành trang nghiệp chướng rất lớn. Vậy hành lý nghiệp chướng là gì?
- Là mỗi cảm xúc tiêu cực như nỗi sợ hãi, buồn bã, oán hận…
- Là những cảm giác tổn thương, lạc lõng, tan vỡ…
- Là những quan điểm và nhận thức sai lầm của bạn.
- Là các suy nghĩ gây mất tập trung và khiến bạn lệ thuộc, dính mắc hay nghiện ngập.
- Là hoàn cảnh sinh sống nghèo đói, cô độc, mắc các bệnh di truyền và mãn tính.
- Là sinh ra trong một quốc gia hay gia đình giáo điều, có thói quen áp đặt tư tưởng.
- ….
Tất cả những điều khó chịu và tiêu cực tràn ngập này là hành trang của nghiệp. Vì vậy mỗi người đến trên Trái Đất này dù ít hay nhiều đều mang theo hành trang nghiệp chướng.
Khi bạn có nghiệp chướng, cuộc sống của bạn không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, bạn sẽ không có đủ tự do để thể hiện thực tại của mình. Không thể hiện được thực tại, không quan sát và nhận biết được thực tại thì bạn không thể khám phá được nguyên nhân gốc rễ của nỗi buồn và lo lắng, bất an của bạn.
Mục đích của thực hành tâm linh là để bạn có thể soi sáng được thực tại, sống trọn vẹn với thực tại để khám phá ra căn nguyên sâu dày của nghiệp chướng và giải quyết chúng, từng lớp một. Vì vậy, đó là một hành trình lâu dài, khi hành trang nghiệp chướng của bạn sắp hoàn thành, sự giác ngộ của bạn sẽ bắt đầu.
Trong thực hành tâm linh thường xuyên có những vòng lặp và những con đường tắt. Đó là lý do vì sao nhiều người bị lạc lối trên hành trình. Họ khi ấy mải miết chạy theo những năng lực phi thường, những khái niệm tâm linh mà quên đi mục đích cao cả hơn, là thanh lọc nghiệp chướng!
Chính vì lẽ đó mà bạn thấy được có những người tu tập thiền định 10 năm vẫn không thể tự mình gột sạch được nghiệp chướng!
Hãy học hỏi đúng thầy, ở đúng môi trường và thực hành đúng kỹ thuật để có thể dọn dẹp sạch sẽ hành lý nghiệp của bạn.
Sẽ thật tốt nếu bạn tăng trưởng những phẩm chất tốt. Trong trường hợp bạn thấy mình không phát triển ngay cả khi bạn thực hành thiền định trong một thời gian dài thì bạn cần kiểm tra chất lượng phương pháp thực hành. Thậm chí cần quan sát kỹ lưỡng vị thầy và đội ngũ mà bạn đang theo. Chính bạn là người chịu trách nhiệm cho quá trình thực hành tâm linh của chính mình chứ không phải ai khác.
“Trong thực hành tâm linh thường xuyên có những vòng lặp và những con đường tắt. Đó là lý do vì sao nhiều người bị lạc lối trên hành trình. Họ khi ấy mải miết chạy theo những năng lực phi thường, những khái niệm tâm linh mà quên đi mục đích cao cả hơn, là thanh lọc nghiệp chướng!”
Hãy giao tiếp và kết nối một cách tỉnh thức!
Hầu hết mọi người không giỏi giao tiếp bởi vì họ không nhận thức được 360 độ xảy ra. Đó là lý do tại sao họ đau khổ hoặc bị gãy đổ trong các mối quan hệ.
Khi bạn vướng mắc với ai, bạn sẽ cộng thêm nghiệp chướng của họ vào hành lý của mình. Một núi hành lý khi ấy sẽ thành hai núi hành lý.
Vì vậy:
- Hãy giao tiếp và kết nối một cách tỉnh thức
- Hãy minh bạch và chân thành
- Hãy thẳng thắn và rõ ràng
Hãy thực hành những phẩm chất trên để không bị cộng nghiệp cho nhau.


Bây giờ, bạn hãy dành vài phút xem xét lại chất lượng kết nối và giao tiếp của bạn đến đâu.
Nếu bên trong bạn cảm thấy như bị kiểm soát và không cảm thấy tự do dù ở trong gia đình hay ngoài xã hội thì có nghĩa là bản chất giao tiếp của bạn đang còn yếu.
Bạn có thể cải thiện điều đó bằng cách:
- Suy ngẫm nhiều hơn về bản chất trong từng mối quan hệ và thay đổi cách giao tiếp, bày tỏ.
- Không nên lãng phí thời gian vào bất kỳ một khái niệm hay triết lý giáo điều.
- Không nên tham đắm tình cảm vào bất cứ ai.
- Phán xét hay so sánh bất kỳ ai là biểu hiện của tự ti, cao ngạo và vô minh. Cho nên cần dừng lại để dành thời gian vào những thực hành chất lượng hơn.
Hãy kết nối với vị thầy bên trong mình!
Thời gian để thực hành thanh lọc nghiệp chướng là thời gian chất lượng. Sống với thời gian chất lượng thì bạn sẽ có cuộc sống thịnh vượng. Thế nên, hãy nhớ đừng lãng phí thời gian!
Những Vị thầy luôn tồn tại xung quanh ta để nhắc nhở ta về việc thực hành đúng đắn. Vị thầy không phải là một người cụ thể. Vị thầy là bất cứ ai đưa ra thông điệp nhắc nhở kịp lúc. Vị thầy cũng chính là ta.
Khi bạn kết nối với vị thầy bên trong mình, bạn sẽ không bị lạc lối.
Thời gian là kho báu, hãy sử dụng nhận thức hướng về sự thức tỉnh!
Hãy tập trung vào việc thanh lọc nghiệp chướng!
Hãy kết nối và khai sáng chính mình!
Những Vị thầy luôn tồn tại xung quanh ta để nhắc nhở ta về việc thực hành đúng đắn. Vị thầy không phải là một người cụ thể. Vị thầy là bất cứ ai đưa ra thông điệp nhắc nhở kịp lúc. Vị thầy cũng chính là ta.